Vào ngày 2/11/2016, tại Hà Nội, Innovation Hub JSC đã tổ chức lễ ra mắt trụ sở chính tại tầng 10 của VIT Tower, 519 phố Kim Mã, Hà Nội. Buổi lễ ra mắt có sự tham gia của cựu đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, giám đốc điều hành của Rehoboth Business Incubator, Ltd. Hàn Quốc, và các đại diện của các ban ngành chính phủ bao gồm NATEC, Vietrade, EDA, VTC Online và các doanh nhân trẻ khác.
Innovation Hub., JSC là trung tâm hỗ trợ kinh doanh đầu tiên tại Đông Nam Á của Rehoboth Business Incubator, Ltd. Rehoboth là vườn ươm kinh doanh tư nhân đầu tiên tại Hàn Quốc. Rehoboth điều hành trung tâm hỗ trợ kinh doanh và vườn ươm khởi nghiệp lớn nhất Hàn Quốc và có hơn 18 năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp và doanh nhân. Mạng lưới của Rehoboth đã mở rộng tới 40 trung tâm hỗ trợ kinh doanh và sở hữu 4.000 khách hàng ở Hàn Quốc và thế giới.
Đặc biệt, Innovation Hub., JSC là một vườn ươm, không chỉ cung cấp không gian văn phòng, nơi làm việc chung để giảm thiểu tối đa chi phí cho các doanh nghiệp mới và nhỏ, mà còn trợ giúp về tài nguyên và tri thức, kinh nghiệm xây dựng và duy trì việc kinh doanh thành công.
Mục tiêu của tổ chức này là xây dựng một con đường cho các khởi nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thâm nhập thị trường Việt Nam, và hơn nữa mở rộng sự ảnh hưởng tới các nước khác trong Đông Nam Á như Cambodia, Indonesia, và Myanmar.
Các quản lý của Rehoboth có thể nói tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Pháp, và đã có kế hoạch hỗ trợ thêm cả về thuế, kế toán, pháp luật, dịch thuật,... Trung tâm hỗ trợ kinh doanh Rehoboth ban đầu được thành lập tại Hàn Quốc, cùng các kế hoạch được chuẩn bị để thúc đẩy các doanh nghiệp và các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, tổ chức các buổi tiệc kết nối các doanh nghiệp địa phương với nhau.
" alt=""/>Vườn ươm khởi nghiệp Hàn Quốc lập trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt NamNgày 3/11, Thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia - Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phối hợp với Sở TT&TT TP.HCM khai giảng chương trình đào tạo về IPv6 cho hơn 100 cán bộ đến từ các cơ quan thuộc UBND, cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị xã hội của TP.HCM.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, năm nay là năm Việt Nam chính thức bước sang Giai đoạn 3 - “Giai đoạn chuyển đổi”. Đây là giai đoạn dài nhất và quan trọng nhất trong lộ trình chuyển đổi sang IPv6, hướng tới mục tiêu tổng thể là mạng Internet Việt Nam hoạt động an toàn và ổn định trên nền tảng công nghệ IPv6 từ năm 2019.
Cũng trong năm nay, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã nhận định rõ vấn đề tồn tại lớn nhất trong công tác triển khai IPv6 của Việt Nam là các doanh nghiệp chỉ mới sẵn sàng ở phân khúc mạng lõi mà chưa xúc tiến triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 đến khách hàng. Do vậy, tại sự kiện hội thảo nhân Ngày IPv6 Việt Nam năm 2016, Ban Công tác đã lựa chọn “thúc đẩy cung cấp dịch vụ IPv6 cho người sử dụng” là mục tiêu của năm.
“Việc đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức từ phía người sử dụng Internet về sự cần thiết chuyển đổi IPv6 cũng là một hoạt động kích cầu hướng đến mục tiêu của năm 2016 nói trên. TP.HCM là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả nước, đây là nơi tập trung đa dạng các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Internet, CNTT của Việt Nam nên việc thúc đẩy phát triển IPv6 tại TP.HCM đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi trên toàn quốc”, đại diện VNNIC cho biết.
" alt=""/>Hơn 100 cán bộ TP.HCM được đào tạo về địa chỉ IPv6Nhìn vào dữ liệu mới nhất từ NetMarketShare, tính đến cuối tháng 10, Chrome vẫn là ông hoàng của trình duyệt với 55% thị phần, con số từng thuộc về Microsoft. 40 triệu người dùng Edge mất đi tương đương với mức sụt giảm 2,5%, đẩy tổng thị phần của Edge giảm xuống còn 28,4%
Vậy còn những trình duyệt khác thì sao? Hầu hết số phần trăm thị phần còn lại thuộc về Firefox. Trình duyệt này đã ghi nhận mức tăng trưởng thị phần khá tốt, từ 9,19% của tháng 9 lên 11,14% trong tháng 10.
2016 không hẳn là một năm suôn sẻ với Firefox. Trình duyệt này từng tụt xuống đáy hồi tháng 8 với chỉ 7,69% thị phần, nhưng đã nhanh chóng phục hồi nhờ vào sự ra đời của các tab sandbox và công cụ trình duyệt mới.
" alt=""/>Microsoft mất 40 triệu người dùng Internet Explorer trong vòng 1 tháng